Hàng ngàn lao động của Việt Nam đã sang Nhật lao động xuất khẩu. So với thu nhập trong nước, thu nhập lao động làm việc tại Nhật cao hơn rất nhiều, trung bình 50-60 triệu/ tháng, bằng vài tháng, thậm chí hàng năm lao động tại quê nhà. Nhưng góc khuất đằng sau mức lương đáng mơ ước ấy là gì? Tất cả có như một giấc mơ với người lao động hay không?
Chi phí để được đi Nhật làm việc không phải ít
Để đi làm việc tại Nhật, người lao động phải bỏ ra khoản chi phí ban đầu khá lớn. Đó là chi phí học tập, chi phí ăn ở trong thời gian học tiếng Nhật, đi lại, chi phí làm các thủ tục…
Anh Tuyền (Hưng Yên) sang Nhật làm việc theo diện kĩ sư kĩ thuật năm 2016 cho biết tổng tất cả các khoản chi phí “ đầu vào” đi Nhật khoảng 150- 200 triệu tiền Việt Nam. Đó không phải là con số nhỏ với nhiều gia đình. Nhiều người ở nông thôn phải đánh đổi cả gia sản của mình.
Chi phí sinh hoạt tại Nhật rất đắt đỏ
Với mức lương 50-60 triệu/ tháng, người lao động chỉ còn lại một phần nhỏ để gửi về gia đình, do chi phí ở Nhật rất đắt.
Chị Nhung (Hà Nam) đi làm điều dưỡng viên tại Nhật được gần 2 năm cho biết, mức lương hiện tại của chị khoảng 20.000 yên /tháng (40 triệu đồng). Đây là con số đáng mơ ước ở Việt Nam nhưng chỉ là mức thu nhập trung bình với người Nhật. Trừ các khoảng thuế, chi phí ăn ở, sinh hoạt, người làm việc tại Nhật chỉ dành dụm được khoản nhỏ gửi về gia đình.
Chị Nhung tính toán, số tiền chi cho bảo hiểm khoảng 30.000 yên (6 triệu đồng), thuê nhà 15.000 yên (3 triệu đồng), xe đi lại 10.000 yên (2 triệu đồng), tiền ăn 30.000 yên (6 triệu), chi phí sinh hoạt, điện nước, nấu nướng 10.000 yên (2 triệu đồng). Đó là chưa kể đến chi phí đi chơi, thăm bạn bè, mỗi tháng chị dành dụm được khoảng 100000-115000 yên gửi về gia đình (22- 25 triệu đồng). Với số tiền chi trả cho sinh hoạt hàng ngày đắt hơn nhiều so với Việt Nam, người lao động phải sống rất tiết kiệm, không đi chơi hay sử dụng dịch vụ tốn kém thì mới có tiền dư dả gửi về gia đình.
Đòi hỏi yêu cầu cao với người lao động làm việc tại Nhật
Chị Lan, một du học sinh đang làm thêm tại một viện dưỡng lão tại Nhật được gần 1 năm cho biết, mức lương 60 triệu/tháng cho hộ lý, điều dưỡng viên không phải không có.
Tuy nhiên, để đạt được mức lương như vậy, người lao động phải có kinh nghiệm 3 năm làm việc tại Nhật. Sau đó phải trải qua các kì thi cấp Chứng chỉ quốc gia Nhật về điều dưỡng viên, hộ lý và có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3.
Chứng chỉ N3 khá khó với người mới học tiếng Nhật, người học nhanh phải mất ít nhất 1 năm, còn học chậm hơn mất 1,5 – 2 năm.
Ngoài ra, người Nhật luôn yêu cầu khắt khe với công việc. Đi làm giờ giấc rất đúng giờ, cường độ làm việc liên tục chứ không “vừa học vừa chơi” như Việt Nam, kỉ luật lao động cao…Nên khi mới sang, nhiều người làm việc tại Nhật không theo kịp được, thậm chí bị sa thải.
Việc làm thêm được trả lương khá cao. Tuy nhiên, với điều dưỡng viên chỉ được làm thêm 2 tiếng/ ngày nên muốn cải thiện thu nhập không phải dễ. Làm thêm thường vào ca đêm nên khá vất vả, không phải ai cũng kham được.
Nhu vậy, không có con đường nào trải hoa hồng mà không có chông gai. Điều quan trọng, mỗi người lao động làm việc tại Nhật cần xác định chắc chắn mục tiêu của mình để phấn đấu, nỗ lực cho tương lai tươi sáng.
Tin mới
- Học điều dưỡng viên ở đâu chất lượng tốt? - 23/05/2018 10:03
- 4 cách để được đi làm việc ở nước ngoài - 31/01/2018 06:11
- Làm điều dưỡng ở Nhật, khó khăn thật nhiều - 31/01/2018 06:10
- Tuyển 10 nữ hộ lý lao động tại Tokyo, sẽ xuất cảnh vào tháng 9/2018 - 31/01/2018 06:00
- Luật xuất khẩu lao động đã cho phép bỏ mức thời hạn 3 năm - 31/01/2018 05:58
Các tin khác
- Những người mắc bệnh gì không được đi XKLĐ tại nhật? - 19/01/2018 04:37
- Khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động tại nhật như thế nào? - 19/01/2018 04:07
- Chi phí của thực tập sinh tại nhật bản như thế nào? - 19/01/2018 04:05
- Thực tập sinh tại Nhật Bản có những quyền lợi gì - 19/01/2018 04:02
- Cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản như thế nào? - 19/01/2018 04:00