Thể lực chung và hình dạng bên ngoài
Yêu cầu về tuổi và chiều cao cân nặng đối với người làm việc tại Nhật Bản.
Tuổi: Nam và nữ trong độ từ 18 – 35 tuổi. (một số đơn hàng đặc biệt lấy đến 40 tuổi)
Chiều cao: nam từ 153 cm trở lên. Nữ từ 145 cm trở lên
Cân nặng: Nam từ 50 kg trở lên, Nữ từ 45 kg trở lên.
Ngoài ra những người có dị dạng, dị tật, khuyết tật của tay, chân và giác quan gây khó khăn về vận động, đi lại, nhìn, nghe, nói. Hoặc có dấu hiệu bị gù, vẹo, biến dạng cột sống gây bất thường về vận động, đi lại. Thậm chí là những người đã từng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng không thể tham gia đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được.
Đặc biệt là những trường hợp lao động làm việc tại Nhật Bản có hình xăm trên người sẽ không được chấp nhận.
Các bệnh về mắt
Các bệnh không được làm việc tại Nhật Bản như: các bệnh về mắt cấp tính cần được điều trị (cơn glôcôm cấp, viêm thị thần kinh cấp, viêm màng bồ đào cấp….), Sụp mi từ độ III trở lên, Viêm màng bồ đào, Đục nhân mắt, Thiên đầu thống, Quáng gà, Viêm thần kinh thị giác, Thoái hoá võng mạc, Các bệnh mắt có thị lực (có kính) < 8/10 và có biến đổi thị trường
Các bệnh về Tai Mũi Họng, răng hàm mặt
U hoặc ung thư vòm họng, Viêm xoang, viêm tai giữa chưa ổn định, Trĩ mũi
Dị tật vùng hàm mặt, Các bệnh, các loại u và nang vùng răng miệng, hàm mặt ảnh hưởng đến sức khoẻ và quá trình làm việc tại Nhật Bản .
Những người tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản thì sức khỏe sẽ được kiểm tra vô cùng gắt gao và quy củ. Vì vậy, nếu những người lao động nào đã mắc một trong các bệnh trên thì vui lòng hãy chữa trị dứt điểm trước khi nộp hồ sơ nếu không sẽ gây ra tốn kém mà không đem lại kết quả gì.
Các bệnh về tim mạch và đường hô hấp
Người làm việc tại Nhật Bản có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch như: Bệnh huyết áp, các bệnh van tim thực thể, tai biến mạch máu não, tim bẩm sinh, Loạn nhịp hoàn toàn, Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim cấp và mạn, tim to chưa rõ nguyên nhân, suy mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim, người mang máy tạo nhịp tim, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
Thêm vào đó là các bệnh về đường hô hấp như: Lao phổi đang tiến triển hoặc chưa chữa khỏi, tràn dịch, tràn khí màng phổi, tâm phế mãn, Tắc nghẽn đường hô hấp mạn tính, Khí phế thũng, Xơ phổi, Hen phế quản, Viêm dày dính màng phổi, Áp xe phổi, Ung thư phổi, ung thư phế quản các giai đoạn.
Các bệnh về tiêu hoá, nội tiết, thận và tiết niệu
Sỏi mật, Xơ gan, ung thư gan, Viêm gan, Áp xe gan, Lách to, Cổ chướng, Vàng da, Loét dạ dày hành tá tràng có hẹp môn vị Ung thư đường tiêu hoá là các bệnh có liên quan đến hệ tiêu hóa không được làm việc tại Nhật Bản.
Các bệnh về nội tiết, thận và tiết niệu như: Đái tháo đường , Cường hoặc suy tuyến giáp, Suy tuyến thượng thận, Đái nhạt, U tuyến thượng thận, Viêm cầu thận cấp hoặc mạnThận đa nang, u thậnSuy thận, Thận hư nhiễm mỡ, Sỏi đường tiết niệu, Viên đài bể thận cấp hoặc mạn…
Ngoài ra còn rất nhiều bệnh cấm không được nhập cảnh do chính phủ Nhật Bản đề ra như các bệnh da liễu và hoa liễu, Bệnh lậu cấp và mạn, HIV, AIDS và một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh…
Tin mới
- 4 cách để được đi làm việc ở nước ngoài - 31/01/2018 06:11
- Làm điều dưỡng ở Nhật, khó khăn thật nhiều - 31/01/2018 06:10
- Tuyển 10 nữ hộ lý lao động tại Tokyo, sẽ xuất cảnh vào tháng 9/2018 - 31/01/2018 06:00
- Luật xuất khẩu lao động đã cho phép bỏ mức thời hạn 3 năm - 31/01/2018 05:58
- Mức lương 60 triệu tại Nhật và những góc khuất đằng sau - 31/01/2018 05:53
Các tin khác
- Khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động tại nhật như thế nào? - 19/01/2018 04:07
- Chi phí của thực tập sinh tại nhật bản như thế nào? - 19/01/2018 04:05
- Thực tập sinh tại Nhật Bản có những quyền lợi gì - 19/01/2018 04:02
- Cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản như thế nào? - 19/01/2018 04:00
- Cuộc đời thay đổi từ sau chuyến du học Nhật Bản - 19/01/2018 03:58