fbpx
vienja

Bởi vậy, đối với những người muốn sang Nhật làm việc, định cư phải tìm hiểu thật kĩ lưỡng văn hóa chào hỏi của Nhật Bản trước khi đặt chân đến quốc gia “Mặt trời mọc” này.

Quy tắc quan trọng nhất trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản là cách thức cúi chào, chúng ta cần phải biết để biết ứng xử phù hợp nhất. Cách thức cúi chào cơ bản nhất được thực hiện trong tư thế lưng thẳng, đối với nam thì tay đặt dọc theo thân người, với nữ thì đặt hai tay ở vạt áo trước. Mắt luôn hướng về phía dưới trong khi cúi đầu. Cúi đầu càng lâu, càng thấp thì càng thể hiện được sự tôn trọng của người chào.

Hành động cúi chào trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản có thể chia thành ba mức độ như sau:

1. Kiểu Eshaku- khẽ cúi chào

Kiểu cúi chào này được áp dụng trong trường hợp khi gặp khách hoặc cấp trên ở hành lang, hoặc khi giao tiếp với người đồng trang lứa, chúng ta có thể khẽ cúi chào thay cho việc hành lễ trịnh trọng. Thân người chỉ hơi cúi 15 độ trong một vài giây, hai tay để bên hông. Kiểu chào này được áp dụng phổ biến nhất trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản.

2. Kiểu keirei- kiểu cúi chào bình thưỡng

Kiểu cúi chào này cũng phổ biến trong  văn hóa chào hỏi của Nhật Bản, thường áp dụng ở nơi công sở, khi chào hỏi khách hàng. Người chào phải cúi thấp xuống khoảng tầm 30 độ và giữ nguyên trong vòng 2-3 giây.

3. Kiểu saikeirei- cúi chào trang trọng nhất

Kiểu chào này biểu thị sự kính trọng sâu sắc nhất trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản. Thường được người Nhật áp dụng khi đi lễ chùa, đứng trước Thiên hoàng, trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, trước quốc kì. Khi chào, người chào cúi xuống từ từ và cúi rất thấp khoảng 45 độ, giữ tư thế trong khoảng vài giây hoặc lâu hơn nữa.

Trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản, có những quy tắc mà bắt buộc mọi người phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ, nếu không sẽ thất lễ, mất lịch sự. Có một quy tắc trở thành luật bất thành văn là “người dưới” phải chào hỏi “bề trên” trước, người nhỏ tuổi hơn phải chào hỏi người lớn tuổi, nam là bề trên với nữ, người thầy là bề trên với trò, chủ nhà phải chào hỏi khách…

Cách thức chào hỏi cũng có sự khác biệt giữa nam và nữ làm nên sự đặc sắc trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản. Nữ thường đặt bàn tay với các ngón duỗi thẳng trước người rồi sau đó mới cúi chào để thể hiện sự duyên dáng, còn nam lại khép cánh tay sát sườn tạo phong thái mạnh mẽ, tự tin.

Điểm đặc biệt trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản là khi tới nhà người khác. Khi được mời vào nhà phải nói câu “Cảm ơn. Rất hân hạnh được tới thăm” và cởi áo khoác ngoài treo trước cửa nhà. Trước khi ra về, khách phải cởi dép trả cho chủ nhà và quay mũi dép vào trong nhà. Đồng thời phải cảm ơn chủ nhà lần nữa và cúi chào lịch sự.

Người Nhật thường không thích bạn thể hiện tình cảm quá thân thiết như ôm, hôn, đứng quá gần họ hoặc việc nhìn trực diện vào mắt họ cũng được xem là hành vi bất lịch sự.

Có thể nói Nhật Bản là đất nước có lễ nghi và cách thức chào hỏi cầu kì nhất. Đây được xem là quy tắc quan trọng và đầu tiên, quyết định đến sự thành công của công việc học tập cũng như công tác của bạn ở xứ sở hoa anh đào. Do đó, việc hiểu tường tận văn hóa chào hỏi của người Nhật được xem là hành trang cần thiết không thể thiếu cho những ai muốn ở lại lâu dài tại Nhật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

xuất khẩu lao động ceo

Đăng Ký Trực tuyến

 
Vui lòng nhập Họ và tên.
Vui lòng nhập Năm sinh
Vui lòng nhập Quê quán
Vui lòng nhập Đơn hàng.
Vui lòng nhập Số điện thoại.
Tính tổng: ? + ? = ? *

Điều dưỡng viên CEO-1

Điều dưỡng viên CEO-2

Điều dưỡng viên CEO-3

điều dưỡng viên-7

 

Người dùng đang online

Đang có 53 khách và không thành viên đang online

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BẢO VIỆT

Cơ sở 1: 59 Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội. 

Cơ sở 2: 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

+ Cơ sở 3: 27 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0969527006 

+ Email: lienhe@dieuduongvien.info

+ Website: https://dieuduongvien.info

FACEBOOK FANPAGE

Công ty Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản hoạt động theo giấy phép số 228 của BLĐTB-XH