Nếu như lần đầu biết đến văn hóa trà đạo, có thể bạn sẽ thấy phong tục này thật rườm ra, cầu kì với các thao tác. Nhưng nếu bạn tìm hiểu sâu về văn hóa này, bạn sẽ thấy được những điều đáng quý.
Nguồn gốc của trà đạo
Trà đạo phát triển và gắn bó thân thiết với đời sống người Nhật khoảng từ cuối thế kỉ 12. Theo truyền thuyết kể rằng, khi đó có một vị cao tăng người Nhật sang Trung Quốc tham vấn học đạo. Khi về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng tại chùa. Sau này, người đã sáng tác ra cuốn sách “Khiết trà dưỡng sinh khí” với nội dung liên quan đến thú uống trà. Sau này, người Nhật đã nâng lên thành một nghệ thuật mang tên văn hóa trà đạo.
Phòng dùng trà
Phòng trà là nơi thưởng thức trà đạo. Phòng trà trong mỗi gia đình người Nhật thường được bày trí đơn giản, thanh tao, nhẹ nhàng, đặt trong khuôn viên vườn, mang lại không khí ấm áp. Khi khách đến, họ không được đến ngay phòng trà đạo, mà phải đến phòng đợi, uống một tách nước nóng rồi mới được dẫn đến phòng trà.
Những lối mòn trong khu vườn mang những nét độc đáo rất riêng, đem đến cho khách một cảm giác thanh thản và yên tĩnh. Khi đó, người chủ nhà trong trang phục kimono truyền thống sẽ đứng sẵn ở ngưỡng cửa cúi chào khách một cách lịch sự.
Một nét đặc biệt nữa của văn hóa trà đạo là ngưỡng cửa phòng trà thường thấp nên người đi vào đều phải cúi mình. Đó là một cử chỉ tượng trưng cho sự khiêm tốn. Khi bước vào phòng, người khách sẽ dừng lại để ngắm toàn cảnh căn phòng, sau đó mới tiếp tục.
Chuẩn bị cho buổi tiệc trà
Có hai thứ không thể thiếu trong buổi tiệc trà, đó là nước và dụng cụ pha trà.
Nước pha trà là quy chuẩn trước tiên được đề cập trong văn hóa trà đạo. Nước pha trà không được là nước đang sôi mà luôn phải được giữ nóng trong khoảng 80-90 độ C.
Bộ dụng cụ pha trà cũng rất tinh xảo và có sự thay đổi theo thời gian, thường bao gồm: ấm pha trà, tách uống trà, bất sứ, dụng cụ nhỏ,...
Quy trình thưởng thức trà
Đối với văn hóa trà đạo, buổi tiệc trà thường kéo dài khoảng 4 tiếng, bao gồm cả khâu pha trà lẫn thưởng thức trà.
Người pha trà trước tiên phải làm ấm dụng cụ, sau đó dùng khăn lau khô rồi mới sử dụng. Việc cho trà vào ấm pha trà cũng không thể tùy ấm. Tùy vào loại trà ngon hay trung bình mà người pha cân nhắc lượng trà pha cho mọi người.
Đối với loại trà xanh bình thường, công đoạn pha trà được chia làm 3 lần. Đối với những loại trà ngon đặc biệt, người ta có thể pha 4 lần trà thậm chí 5 lần mà nước trà vẫn giữ được mùi vị. Khi pha trà, người pha cũng cần chú ý đến lượng nước trà, sao cho khi rót trà cho hết mọi người thì lượng nước trà trong bình cũng hết.
Cách thức thưởng trà cũng được quy định nghiêm ngặt. Trước khi uống trà, khách phải để hai tay xuống sàn rồi cúi đầu chào mọi người, sau đó nâng chén trà lên, xoay 3 lần theo hướng kim đồng hồ rồi mới từ từ uống.
Trên đây là những kiến thứ về văn hóa trà đạo bạn nên biết khi đến nước Nhật. Bạn yêu văn hóa của xứ sở hoa anh đào, hãy đăng kí ngay chương trình tuyển dụng điều dưỡng viên sang Nhật làm việc của Công ty xuất khẩu lao động và du học Nhật Bản CEO. Đến với CEO bạn sẽ có cơ hội làm việc tại một đất nước phát triển, cùng với đó là một nền văn hóa đặc sắc, phong phú, đa dạng.
Tin mới
- Nghề điều dưỡng viên ở Đức phát triển như thế nào? - 15/01/2018 01:04
- Làm thế nào để trở thành một điều dưỡng viên giỏi? - 15/01/2018 01:02
- Tìm hiểu ngay những kiến thức cần thiết về ngành điều dưỡng ở Nhật Bản - 15/01/2018 00:57
- Cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật như thế nào? - 15/01/2018 00:55
- Ở đâu tuyển điều dưỡng sang Nhật làm việc uy tín? - 15/01/2018 00:53
Các tin khác
- Tìm hiểu các lễ hội đặc sặc ở Nhật Bản - 15/01/2018 00:41
- Điều dưỡng viên đi Nhật hãy học ngay văn hóa giao tiếp Nhật Bản để sớm hòa nhập - 15/01/2018 00:39
- Muốn đi Nhật làm việc, hãy tìm hiểu ngay những thông tin về văn hóa ăn uống ở Nhật Bản - 15/01/2018 00:35
- Thông tin tuyển điều dưỡng đi Hàn Quốc hot nhất không thể bỏ qua - 15/01/2018 00:32
- Tìm hiểu về chương trình EPA – tuyển hộ lý điều dưỡng sang làm việc tại Nhật Bản - 15/01/2018 00:31