Người Nhật có văn hóa cúi chào
Ở Nhật có một quy tắc bất thành văn, đó là người dưới luôn phải cúi chào người trên. Và theo quy định đó, người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, thầy là người trên, khách là người trên,...
Nghi thức cúi chào trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản được gọi là Ojigi. Trên thực tế có ba kiểu cúi chào.
- Cúi chào 15 độ trong giao tiếp xã giao hằng ngày và đối với những người ngang mình.
- Cúi chào 30 độ , trang trọng hơn, trong lần đầu gặp mặt.
- Cúi chào 45 độ, cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức chào trang trọng nhất. Hình thức chào này thể hiện sự kính trọng sâu sắc của người chào, thể hiện sự cảm ơn, biết ơn từ đáy lòng.
Không giao tiếp bằng mắt
Trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản, khi bạn nhìn thẳng vào mắt người đối diện sẽ thể hiện sự bất lịch sự. Đối với người Nhật, họ thường tránh nhìn trực tiếp vào mắt người đối diện. Thay vào đó, họ sẽ nhìn vào những vật gần đó như calavat, đồ trang sức hay cúi đầu xuống rồi nhìn sang bên.
Văn hóa giao tiếp thể hiện qua trang phục
Ngày nay, người Nhật Bản không còn mặc trang phục truyền thống mỗi ngày. Thay vào đó, họ đều mặc quần áo theo kiểu phương Tây. Nhưng dù là trang phục gì, họ vẫn đề cao sự lịch lãm, chuyên nghiệp của người mặc. Trang phục lịch lãm lịch sự, phù hợp với công việc sẽ giúp bạn gây ấn tượng, tạo thiện cảm tốt và làm việc thuận lợi.
Thực tế cho thấy rằng, các cơ quan, công ty của Nhật đều dành nhiều mối quan tâm về vấn đề ăn mặc của nhân viên. Nhân viên ăn mặc lịch sự, công ty cũng theo đó được đánh giá cao và gây được thiện cảm với khách hàng hơn.
Cái gật đầu của người Nhật
Cái gật đầu của người Nhật thì bị người nước ngoài hiểu lầm rằng họ đang đồng ý với người đối diện. Nhưng bạn có biết, trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản người Nhật thường gật đầu khi lắng nghe người khác nói chuyện. Cái gật đầu đó chính là cách thể hiện phép lịch sự của họ với người đối diện.
Văn hóa cảm ơn và xin lỗi
Với văn hóa giao tiếp Nhật Bản, người Nhật rất hay nói xin lỗi và tiếng Nhật có rất nhiều cụm từ xin lỗi thể hiện các sắc thái khác nhau. Đó có thể là lời xin lỗi lịch sự, cũng có thể là lời xin lỗi với thái độ hối lỗi, xin lỗi vì muốn khiêm nhường. Lời xin lỗi của họ có thể nói nguyên câu và cũng có thể bớt lược trong các mối quan hệ thân mật.
Không chỉ xin lỗi, người Nhật cũng hay nói cảm ơn. Đây là điều gây không ít bất ngờ cho những ai lần đầu đến Nhật Bản.
Trên đây là một số nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản. Bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn thông qua trang dieuduongvien.info- trang thông tin của Công ty xuất khẩu lao động và du học Nhật Bản CEO. Hiện nay, chúng tôi đang tuyển dụng điều dưỡng viên sang Nhật làm việc. Nếu bạn có nguyện vọng hay còn đang loay hoay với định hướng tương lai, hãy đến với chúng tôi để tìm được công việc như ý, mở ra con đường mới cho cuộc đời bạn.
Tin mới
- Tìm hiểu ngay những kiến thức cần thiết về ngành điều dưỡng ở Nhật Bản - 15/01/2018 00:57
- Cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật như thế nào? - 15/01/2018 00:55
- Ở đâu tuyển điều dưỡng sang Nhật làm việc uy tín? - 15/01/2018 00:53
- Làm điều dưỡng viên ở Nhật, nên tìm hiểu về văn hóa trà đạo đặc sắc - 15/01/2018 00:42
- Tìm hiểu các lễ hội đặc sặc ở Nhật Bản - 15/01/2018 00:41
Các tin khác
- Muốn đi Nhật làm việc, hãy tìm hiểu ngay những thông tin về văn hóa ăn uống ở Nhật Bản - 15/01/2018 00:35
- Thông tin tuyển điều dưỡng đi Hàn Quốc hot nhất không thể bỏ qua - 15/01/2018 00:32
- Tìm hiểu về chương trình EPA – tuyển hộ lý điều dưỡng sang làm việc tại Nhật Bản - 15/01/2018 00:31
- Có nên đi Đức làm điều dưỡng viên hay không? - 15/01/2018 00:29
- NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG TẠI NHẬT NĂM 2018 - 28/12/2017 05:50