fbpx
vienja

Nhật Bản nổi tiếng về ẩm thực, các nguyên liệu được chế biến và trình bày mang đầy tính nghệ thuật. Không những vậy, người Nhật còn có những điều thú vị trong văn hóa ăn uống của họ. Cùng tìm hiểu để xem bạn có nên đi Nhật làm việc không nhé.

Bàn ăn và chỗ ngồi của người Nhật

Nếu như chúng ta quen ăn bàn cao thì người Nhật lại ăn với bàn thấp và ngồi trên nệm, đặt trên chiếu Tatami. Khác với phương Tây phải không nào? Trước khi ăn, chúng ta phải cởi giày dép trước khi bước lên chiếu của họ. Nếu giẫm lên nệm của họ được xem là mất lịch sự đấy nhé!

Cách ăn của người Nhật

Người Nhật có cách ăn khá cầu kì. Trước khi ăn, bạn phải lau sạch tay bằng khăn ướt. Họ thường chờ các món ăn được dọn ra bàn đầy đủ mới bắt đầu bữa ăn của mình bằng câu “mời mọi người” (dịch theo nghĩa Tiếng Việt).

Khi bạn dùng bát nhỏ, bạn nên đưa bát tới gần miệng để gắp đồ ăn. Còn khi bạn gắp những món ăn được đặt trên đĩa chung thì phải dùng đũa riêng của món đó để gắp.

Sau khi dùng xong bữa, bát đũa sẽ được người dùng sắp xếp lại theo đúng trật tự bày trí ban đầu. Người Nhật kết thúc bữa ăn của họ bằng câu “cảm ơn vì bữa ăn” (dịch theo nghĩa Tiếng Việt) để thể hiện sự biết ơn, trân trọng người nấu bếp.

Cách uống của người Nhật

Bạn có đang băn khoăn suy nghĩ, nên đi Nhật làm việc không? Nếu có thì bạn hãy học ngay cách uống của người Nhật đi. Họ sẽ không uống cho tới khi mọi người trong bữa ăn có đủ đồ uống. Khi uống rượu, người Nhật thường rót cho người khác hơn là rót cho mình. Nếu có ai đó muốn rót rượu cho bạn, hãy uống vài ngụm trước khi đưa cốc cho họ nhé. Còn nếu bạn không thể uống rượu, hãy nói thẳng và xin phép uống một loại khác, chứ đừng cố uống và để bị say trước mặt họ nhé.

Một số lưu ý trong văn hóa ăn uống của người Nhật

Nếu bạn không muốn trở thành người bất lịch sự, hay lưu tâm đến những nguyên tắc trong cách ăn uống của người Nhật nhé.

Bạn không nên bỏ lại thứ ăn thừa. Đồ ăn đã dọn ra là phải ăn hết.

Bạn không được dùng tay hứng đồ ăn. Việc dùng tay như vậy được xem là một hành động bất lịch sự. Tốt hơn hết, bạn nên chú ý đến đồ ăn mình sẽ dùng, tránh để xảy ra những hành động không hay nhé.

Để giải đáp thắc mắc có nên đi Nhật làm việc không, bạn còn phải tìm hiểu thêm rất nhiều những thói quen của người Nhật để xem có phù hợp với đất nước này không đã. Ngay như thói quen cắn thức ăn trong bữa ăn cũng có những cách nhìn nhận khác nhau giữa các nơi. Nếu ở Việt Nam đó là một động bình thường, thậm chí là lịch sự khi bạn dùng miếng nhỏ để nhai thì ở Nhật, đó được xem là hành động bất lịch sự. Các món ăn của Nhật được chia ra rất vừa miệng. Nếu bạn thấy to, có thể che miệng khi nhai chứ tuyệt đối không cắn đôi rồi bỏ thức ăn xuống bát nhé.

Trên đây là một số thông tin về văn hóa ăn uống của Nhật. Hy vọng có thể giúp bạn giải quyết nỗi băn khoăn có nên đi Nhật làm việc không? Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo thêm thông tin ở trang dieuduongvien.info. Đây là trang thông tin của Công ty xuất khẩu lao động và du học Nhật Bản CEO. CEO đang tuyển dụng điều dưỡng viên sang Nhật làm việc với những yêu cầu rất phù hợp với lao động Việt Nam. Bạn có thể tham khao thêm các thông tin khác bằng cách liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình nhé.

 

 

 

xuất khẩu lao động ceo

Đăng Ký Trực tuyến

 
Vui lòng nhập Họ và tên.
Vui lòng nhập Năm sinh
Vui lòng nhập Quê quán
Vui lòng nhập Đơn hàng.
Vui lòng nhập Số điện thoại.
Tính tổng: ? + ? = ? *

Tổng Đài Tư Vấn

Hotline: 0969527006
Tư vấn online
zalo : 0969527006 
 

Điều dưỡng viên CEO-1

Điều dưỡng viên CEO-2

Điều dưỡng viên CEO-3

điều dưỡng viên-7

 

Người dùng đang online

Đang có 30 khách và không thành viên đang online

CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC VIET PROUD

+ Trụ sở chính: Tầng 4 Toà nhà Mỹ Đình Plaza 2, Số 2 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

+ Trung tâm đào tạo 01: Km9+ 500, Võ Văn Kiệt, Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội

+ Trung tâm đào tạo 02: Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội

Điện thoại: 0969527006 

+ Email: lienhe@dieuduongvien.info

+ Website: https://dieuduongvien.info

FACEBOOK FANPAGE

Công ty Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản hoạt động theo giấy phép số 228 của BLĐTB-XH