fbpx
In bài này
Chuyên mục: Văn hóa Nhật bản
Lượt xem: 2127

Đưa danh thiếp cũng là nghệ thuật

Trong các công ty luôn có nguyên tắc chấp hành kỉ luật, tôn trọng cấp trên và tôn trọng những người có thâm niên hơn. Đó được coi là nền tảng cho các mối quan hệ. Khi bắt đầu một mối quan hệ với ai đó người Nhật cần biết được cấp bậc của người đó để có ứng xử phù hợp. Những thông tin này có trong danh thiếp, vì vậy bạn phải đưa danh thiếp trong lần đầu tiên gặp gỡ.

Nét văn hóa Nhật Bản trong kinh doanh đầu tiên là danh thiếp phải được đưa và nhận bằng hai tay. Người Nhật Bản luôn hi vọng danh thiếp của mình được đối tác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Danh thiếp luôn được tôn trọng, luôn được để trên bàn trong suốt cuộc gặp gỡ và trân trọng cất vào trong ví, không bao giờ bị đút vào túi quần.

Sự hòa thuận trong kinh doanh

Trong văn hóa kinh doanh của người Nhật, sự hòa thuận luôn được đặt lên hàng đầu. Người  Nhật không muốn đối đầu, họ tin tưởng vào sự hòa giải và thỏa hiệp. Lời nói “vâng” (yes) của họ có nghĩa là “ vâng, tôi nghe thấy rồi” , chứ không đồng nghĩa với “ Vâng, tôi thích nó”.

Người Nhật ít khi nói “ Tôi không thích sản phẩm này” vì họ cảm thấy nói như vậy thật khiếm nhã. Thay vì từ chối thẳng thừng, họ sẽ nói: “ We will think obout it “ (chúng tôi sẽ suy nghĩ thêm), hoặc “We will see” (chúng tôi sẽ xem)… Mọi thứ cần phải được xem xét kĩ lưỡng trước khi quyết định hợp tác. Vì vậy, có thể bạn phải mất đến vài lần, thậm chí hàng năm trời để thiết lập mối quan hệ với người Nhật.

Nghệ thuật tiếp khách

Người Nhật rất hiếu khách. Vì vậy,tiếp khách cũng là một nét văn hóa Nhật Bản trong kinh doanh. Sự tương tác giữa các đối tác trong bữa tiệc còn quan trọng hơn cả món ăn. Người Nhật vẫn còn mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ. Do đó, các ông chủ phần lớn là đàn ông, không bao giờ đi dự tiệc họ cho phu nhân đi cùng. Các bữa tiệc đãi khách thường diễn ra buổi tối, có rất nhiều thức ăn và rượu.

Trong các bữa tiệc, người ta thường không tự rót rượu cho mình. Thông thường sẽ có một người khác, có thể là người đi cùng hoặc người bạn rót rượu cho người đó. Việc đổ nước tương trực tiếp lên cơm được xem là bất bình thường.

Tuân thủ nguyên tắc tôn trọng mọi quyết định của lãnh đạo

Nguyên nhân quan trọng làm nên sự thành công của người Nhật là sự đồng tâm hiệp lực của tập thể. Đây cũng là nét văn hóa  tiêu biểu của Nhật Bản trong kinh doanh. Lãnh đạo thường quyết định cuối cùng sau khi lắng nghe ý kiến các nhân viên. Khi lãnh đạo đã ra quyết định, nhất nhất mọi người đều nghe theo. Mọi sự phản đối được xem là thô thiển. Người Nhật ít tranh luận vì họ không muốn tách mình ra khỏi tập thể.

Các nguyên tắc trong khi hợp tác

Trong văn hóa Nhật Bản khi kinh doanh, đùa cợt không bao giờ được chấp nhận. Họ ít khi đùa giỡn khi chưa chứng tỏ được năng lực của mình. Mọi sự đùa cợt vui vẻ chỉ diễn ra khi công việc đã hoàn thành.

Người Nhật luôn đến sớm hơn vài phút trước giờ hẹn. Người có cấp bậc cao nhất sẽ tiến vào phòng đầu tiên. Chủ nhà sẽ là người giới thiệu khách từ cao đến thấp. Thường người ta sẽ giới thiệu họ thay cho tên, kèm theo cấp bậc. Phải có khoảng cách khi đứng giao tiếp. Phải chào hỏi nhau theo đúng nghi thức cúi thấp đầu.

Có thể nói, văn hóa Nhật Bản trong kinh doanh rất độc đáo, riêng biệt. Chúng ta muốn thành công trong hợp tác với người Nhật thì cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc này. Điều đó cũng tạo nên nét riêng,không trộn lẫn của Nhật Bản với các quốc gia khác.