Chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là vấn đề bất cứ ai có nhu cầu cũng quan tâm. Có rất nhiều mức phí cần đầu tư ban đầu nhưng ít người thực sự biết rõ về nó. Vậy thực tế các khoản phí người lao động phải bỏ ra khi đi XKLĐ Nhật Bản là gì?
Các khoản chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật cần có
1 – Phí khám sức khỏe: Nhật Bản rất quan trọng tới sức khỏe của người được trúng đơn. Do đó yêu cầu đầu tiên là đáp ứng tốt tiêu chí sức khỏe họ đề ra, bất kì ứng viên nào cũng phải khám sức khỏe để qua được vòng sàng lọc trước khi bắt đầu thi tuyển
2 - Tiền Dịch Vụ: Mức tiền này để người ứng viên lao động chi trả cho đơn vị bạn đưa hợp đồng để họ thực hiện đưa lao động sang nước ngoài. Một số quy định cụ thể về chi phí dịch vụ cần nộp:
- Với lao động hạn 1 năm không đóng nhiều hơn 1 tháng lương
- Với lao động hạn 3 năm không đóng nhiều hơn 3 tháng lương
- Mức tiền dịch vụ thu không thực hiện với các trường hợp người lao động đã kết thúc hợp đồng với đơn vị doanh nghiệp đó và được chủ lao động trực tiếp cho gia hạn ký theo hợp đồng mới.
Môi trường đào tạo chuyên nghiệp
3 - Tiền môi giới : Số tiền doanh nghiệp sẽ chi trả cho người trực tiếp mô giới, giới thiệu được ứng viên lao động cho đơn vị đó. Toàn bộ số tiền chi trả đúng theo quy định của nhà nước.
Số tiền mô giới cũng không được tính khi hợp đồng đã kết thúc, người lao động được chủ tiếp tục giữ lại hợp đồng mới.
4 - Chi phí học tiếng Nhật: Yêu cầu đạt chuẩn phải có bằng N5 hoặc có ít nhất 150 giờ học tiếng Nhật do đó cần có mức phí cho học tập tiếng Nhật.
5- Đào tạo tay nghề (nếu có): Mức phí này được áp dụng với những đơn hàng yêu cầu kỹ năng tay nghề cao.
6 - Tiền ký quỹ chống trốn Trường hợp nếu người lao động (NLĐ) chọn sang Nhật làm theo hướng tu nghiệp sinh thì thường NLĐ phải đóng tiền đặt cọc và thế chấp cho công ty xuất khẩu lao động. Tuy nhiên từ năm 2017 mức tiền chống trốn đã được loại bỏ.
Điều dưỡng viên chăm sóc, theo dõi sát sao tình hình người bệnh
7 - Phí hồ sơ, dịch thuật: Chi phí cho việc thực hiện đúng, đầy đủ hồ sơ sang Nhật lao động. Thời gian hoàn thành hồ sơ, ứng viên lao động cần dịch thuật bằng cấp 3 trở lên cùng các giấy tờ có liên quan từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
8 - Ăn ở (nếu có): Thường mức phí này sẽ nộp cho trung tâm bạn ứng tuyển. Khi người lao động muốn được ăn ở, lao động ở tại trung tâm sẽ thực hiện đăng ký, mức phí này sẽ theo từng đơn vị quy định.
9 - Visa, giấy tờ, vé máy bay: Chi phí cho việc hoàn thành giấy tờ xuất cảnh. Mức phí dưới đây được áp dụng từ ngày 1/4/2017
+ Visa nhập cảnh một lần: 610.000 VNĐ
+ Visa quá cảnh: 140.000 VNĐ
+ Visa nhiều lần: 1.220.000 VNĐ
10 - Phụ phí phát sinh ngoài (quần áo, giáo trình sách vở, vali, đồng phục,…) (nếu có)
Trên đây là 10 khoản chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản bạn cần biết.
>> Xem thêm bài viết: Thông tin về trung tâm tuyển dụng điều dưỡng viên Nhật Bản CEO
Tin mới
- Làm điều dưỡng ở nhật bản những điều bạn nên biết - 02/07/2018 21:43
- Các chương trình nhật bản tuyển dụng điều dưỡng việt nam - 02/07/2018 21:40
- 10 chương trình học điều dưỡng tại nhật bản uy tín chất lượng - 02/07/2018 21:36
- Du học ngành điều dưỡng ở nhật bản cơ hội thông minh cho bạn - 02/07/2018 21:28
- 5 điều bạn cần biết về điều dưỡng viên nhật bản - 02/07/2018 21:24
Các tin khác
- Thông tin về trung tâm tuyển dụng điều dưỡng viên Nhật Bản CEO - 02/07/2018 21:17
- CÔNG TY ĐƯỢC CẤP PHÉP ĐƯA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN LÀM VIỆC - 22/06/2018 08:09
- Bật mí điều dưỡng đa khoa là gì và những điều cần bạn cần biết - 17/06/2018 07:41
- Du học điều dưỡng tại nhật bản hướng đi mới đầy thử thách - 17/06/2018 07:37
- 7 điều cơ bản về ngành diều dưỡng bạn không nên bỏ qua - 17/06/2018 07:33